Dinh dưỡng

Bầu bị tiểu đường nên ăn gì và tránh ăn gì để tốt cho con

Người đăng: Tuong Vi   02/08/2024, 09:08

Hiện nay, sức khỏe mẹ và bé là vấn đề được để tâm nhất trong xã hội. Với công nghệ hiện đại, tiên tiến như hiện giờ, mẹ có thể theo dõi tình hình của bé một cách thường xuyên và chính xác nhất. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong lúc mang thai rất là quan trọng. Còn đối với những mẹ bầu có bệnh thì nó lại là cả một vấn đề lớn. Một trong những bệnh phải kể đến đó là tiểu đường. Vậy bầu bị tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì, đây có lẽ là một câu hỏi mà bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ nào cũng quan tâm.

Bau bi tieu duong thai ky nen an gi

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay nói cách khác là đái tháo đường thai kỳ, là trường hợp phụ nữ mang thai có lượng đường trong máu cao mặc dù không có tiền sử bệnh tiểu đường. Vì không có triệu chứng bệnh nên mẹ bầu sẽ không phát hiện ra chỉ trừ khi đi xét nghiệm máu. Bệnh này chiếm 3-7% trên tổng số phụ nữ mang thai, các bà mẹ được khuyên đi xét nghiệm ở tuần 24-28 để biết bản thân mình có bị mắc đái tháo đường hay không.

Phần lớn, sau khi sinh con được 6 tuần thì bệnh đái tháo đường ở các bà mẹ sẽ biến mất. Tuy nhiên, 5-10% các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ mắc một bệnh tiểu đường khác. Tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể chữa được, nhưng với điều kiện là mẹ bầu phải luôn theo dõi và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt thời gian mang thai.

2. Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng gì với mẹ và bé

2.1. Đối với mẹ bầu

  • Nếu mẹ bầu bị tiểu đường từ trước khi mang thai thì đến lúc mang thai, bệnh tiểu đường sẽ trở nên nặng hơn.
  • Mẹ bầu tăng cân một cách nhanh chóng, có thai lớn và em bé sinh ra sẽ nặng kg.
  • Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Hệ miễn dịch trong cơ thể suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập và gây ra bệnh.
  • Dễ bị băng huyết sau khi sinh.
  • Có khả năng sảy thai hoặc thai lưu.

2.2. Đối với thai nhi

  • Thai nhi dễ gặp phải các dị tật bẩm sinh.
  • Vì là thai nhi nặng kg nên khi sinh dễ bị sang chấn, gãy xương.
  • Tỉ lệ tử vong của thai nhi sau khi sinh cao.
  • Đặc biệt, thai nhi dễ bị di truyền bệnh đái tháo đường từ mẹ.

Review mỹ phẩm cho bà bầu GUO. Bạn đã biết?

3. Bầu bị tiểu đường nên ăn gì?

Khi mắc tiểu đường thai kỳ thì chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng, chỉ cần kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể cùng với chăm chỉ tập luyện thể dục. Như thế, bầu bị tiểu đường nên ăn gì để hạn chế được việc làm tăng lượng đường trong máu, ngăn không cho bệnh chuyển biến xấu hơn. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp các mẹ trả lời cho câu hỏi Bầu bị tiểu đường nên ăn gì?

Chỉ số khối cơ thể (BMI)Năng lượng ước tính cần nạp vào 
Thiếu cân (<19.8)36-40 kcal/kg/ngày
Bình thường ( 19.8-26)30 kcal/kg/ngày
Thừa cân ( 26.1 – 29)24 kcal/kg/ngày
Béo phì (>29)12-18 kcal/kg/ngày
Song thaiBổ sung thêm 500 kcal theo những ước tính trên

Dù các mẹ bầu bị tiểu đường không thể ăn uống thoải mái như những mẹ bầu khác, nhưng vẫn phải đáp ứng cung cấp đầy đủ tinh bột, chất đạm, chất béo,  chất xơ, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nên đối với từng nhóm chất dinh dưỡng, mẹ bầu nên lựa chọn những thực phẩm phù hợp hơn như:

Nhóm chất dinh dưỡngThực phẩm nên sử dụng
Tinh bộtTinh bột ít làm tăng đường huyết cho mẹ bầu như: gạo lứt, miến, bún tươi, yến mạch,….
Chất đạmCần 12-20% tổng năng lượng ăn vào. Có nhiều trong: Cá, thịt bò, thịt heo, thịt gà, trứng, sữa,…
Chất béoCần 25-30% tổng năng lượng ăn vào. Nên sử dụng dầu thực vật để nấu ăn, các loại hạt có dầu như là: hạt mè, hạt vừng, hạt bí,…
Chất xơRau xanh là thực phẩm vô cùng cần thiết với những người bị tiểu đường. Mỗi ngày các mẹ bầu nên ăn từ 500-600g rau xanh trước mỗi bữa ăn. Như thế có thể tránh được việc tăng đường huyết khi ăn bữa chính.
Vitamin và khoáng chất
  • Nên ăn các loại trái cây ít ngọt, như thế sẽ có lượng đường thấp, hạn chế được việc làm tăng đường huyết cho mẹ bầu. Ví dụ như là: Dưa gang, bơ, bưởi, cam, dâu….
  • Nên bổ sung Vitamin B1, nó rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường tránh gặp phải những bệnh khác liên quan đến thần kinh. Các thực phẩm có chứa B1 như là: Gan bò, đậu đen, đậu nành xanh, măng tây,…
  • Vitamin D giúp mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Vitamin D có nhiều trong cá hồi, cá thu, sữa,…Ngoài ra, cơ thể chúng ta tắm nắng trước 9h sáng cũng là một cách để nạp Vitamin D cho cơ thể.
  • Magie: Chúng có nhiều trong chuối, bí ngô, đậu đen, sữa đậu nành…Tăng lượng Magie trong cơ thể cũng là một cách ngăn chặn sự phát triển của bệnh tiểu đường, đặc biệt rất có lợi với những mẹ bầu mang bệnh.

Cùng xem ngay thực đơn lợi sữa giảm cân cho mẹ sau sinh.

4. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì

  • Trước tiên phải kể đến những thực phẩm có lượng đường huyết cao: Gạo trắng, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, kẹo ngọt, chè, trái cây ngọt,…
  • Tránh các loại đồ ăn sẵn như là thịt nguội, thịt xông khói, đồ hộp,…Những đồ ăn này thường có vị mặn, không tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
  • Chất béo gây tăng mỡ: Mỡ động vật, đồ chiên rán, nội tạng động vật,…
  • Không nên uống những đồ uống có gas, nước ép trái cây quá ngọt. Đặc biệt là bia, rượu, đây là những chất có cồn, kích thích không những có hại đối với mẹ bầu bị tiểu đường mà mẹ bầu không có bệnh cũng nên tránh.
Bau bi tieu duong thai ky nen tranh gi

Những thực phẩm mà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên tránh

Giải đáp: Ăn bí đỏ có béo không? Trong 100g bí đỏ có bao nhiêu calo?

Chỉ cần các mẹ tuân thủ theo chế độ ăn phù hợp như trên và tích cực luyện tập thể thao thì câu hỏi “Bầu bị tiểu đường ăn gì?” sẽ không còn là vấn đề nữa. Với những thông tin hữu ích trên thì các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ còn chờ gì nữa mà không xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống hợp lý!

Hỗ trợ và dịch vụ