Dinh dưỡng

Thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout chuẩn khoa học

Người đăng: admin   14/04/2023, 03:04

Bên cạnh sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh gout thì người bệnh cũng nên kết hợp chế độ dinh dưỡng vào các bữa ăn của mình để mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất. Để giúp bạn biết thêm thông tin bài viết này viewcongnghe.net sẽ bật mí ngay thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout đầy đủ và chi tiết nhất. Nhanh tay lưu lại và áp dụng ngay vào thực đơn của mình nhé!

bi benh gout nen an gi

Những món ăn nên sử dụng khi bị bệnh gout

1. Những dấu hiệu nhận biết khi bị bệnh gout

Bệnh gout không phải là căn bệnh hiếm gặp hiện nay nhưng vẫn có nhiều bệnh nhân không nhận ra dẫn tới khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng và khó chữa trị. Hãy tham khảo ngay một số dấu hiệu để nhận biết mình bị bệnh gout hay không:

  • Đau và sưng tấy: Một trong những triệu chứng chính của bệnh gout là xuất hiện những cơn đau và sưng tấy ở các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, thường vào ban đêm và có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
  • Đỏ và nóng: Vùng da xung quanh khớp bị tổn thương thường trở nên đỏ và nóng do sự viêm nhiễm.
  • Cảm giác khó chịu và đau nhức: Trong vài ngày trước khi cơn đau gout bùng phát, bạn có thể cảm thấy khó chịu và đau nhức ở khu vực bị ảnh hưởng.
  • Khó khăn trong việc di chuyển và sử dụng các khớp bị tổn thương: Khi khớp bị viêm, bạn có thể gặp khó khăn khi di chuyển và sử dụng khớp.
  • Sự cản trở chức năng của khớp: Nếu bệnh gout không được điều trị, nó có thể gây ra sự cản trở chức năng của khớp.

Thực đơn lợi sữa giảm cân cho mẹ sau sinh mổ chi tiết nhất

2. Dinh dưỡng đóng vai trò như thế nào đối với người mắc bệnh gout?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với việc điều trị và phòng ngừa bệnh gout. Các chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến mức độ tích tụ uric acid trong cơ thể và giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Vì vậy người bệnh cần áp dụng các thực đơn dành riêng cho bệnh gout để quá trình phục hồi có thể diễn ra nhanh chóng nhất. Khi sử dụng các món ăn dành cho người bệnh gout bạn cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Đảm bảo chất đạm, chất béo chiếm 20% nhu cầu năng lượng trong cơ thể.
  • Lượng muối có trong thức ăn không quá 5gam/ngày.
  • Lượng nước chiếm 40ml/kg so với cân nặng của mỗi người.

thuc don cho benh nhan gout

Lưu ngay: Tháp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư chi tiết nhất

3. Tham khảo thực đơn cho người bị bệnh guot

Nếu bạn chưa chọn cho mình thực đơn phù hợp khi bị bệnh thì hãy tham khảo ngay thực đơn 7 ngày cho người bị bệnh gout dưới đây:

Ngày 1:

  • Bữa sáng: 1 quả táo, 1 ly sữa không đường.
  • Bữa trưa: Gà nướng (không da) với rau củ tươi như cà rốt, bắp cải xanh, cà chua, ăn kèm với gạo lứt.
  • Bữa tối: Súp cà rốt và bắp cải xanh, 1 miếng bánh mì ngũ cốc không có đường.

Ngày 2:

  • Bữa sáng: Cháo yến mạch, 1 trái chuối, 1 cốc sữa không đường.
  • Bữa trưa: Cá hồi nướng với rau xà lách, cà chua, dưa chuột, ăn kèm với khoai tây nướng.
  • Bữa tối: Thịt bò hầm cùng rau củ như cà rốt, khoai tây, hành tây, và nấm, ăn kèm với cơm lứt.

Ngày 3:

  • Bữa sáng: Bánh mì ngũ cốc không có đường với trứng chiên.
  • Bữa trưa: Salad rau xà lách, cà chua, dưa leo, trộn với đậu hà lan và thịt gà luộc, ăn kèm với bánh mì ngũ cốc không có đường.
  • Bữa tối: Cá ngừ xào cùng rau củ như cà rốt, bắp cải, và bông cải xanh, ăn kèm với cơm lứt.

Ngày 4:

  • Bữa sáng: Soup Yến hầm
  • Bữa trưa: Thịt gà chiên giòn với rau củ như cà rốt, khoai tây, và hành tây, ăn kèm với cơm lứt.
  • Bữa tối: Canh chua cá nướng, ăn kèm với cơm  trắng

Ngày 5:

  • Bữa sáng: 1 quả chuối, 1 ly sữa không đường.
  • Bữa trưa: Bò kho với rau củ như cà rốt, khoai tây, và hành tây, ăn kèm với bánh mì ngũ cốc không có đường.
  • Bữa tối: Tôm hấp với rau củ như cà rốt, bắp cải, và bông cải xanh, ăn kèm với cơm lứt.

Ngày 6:

  • Bữa sáng: Trứng sốt cà chua ăn kèm mỳ ý.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, thịt bò xào hành tây, canh khổ qua độn thịt
  • Bữa tối: Cháo xương bò ăn kèm rau sống

Ngày 7:

  • Bữa sáng: Xôi gà
  • Bữa trưa: Cơm gạo lứt, thịt bò áp chảo, canh rau muống
  • Bữa tối: Cháo chim bồ câu

Bật mí cách ăn nhiều mà không béo healthy, khoa học nhất

4. Một số nhóm thực phẩm cần tránh khi bị bệnh gout

Bên cạnh áp dụng các thực đơn trên thì bạn cần hạn chế và tránh một số nhóm thực phẩm sau:

4.1. Thực phẩm giàu purine

Đây là một chất dinh dưỡng tạo thành axit uric khi phân hủy làm xảy ra cơn đau gout. Thực phẩm giàu purine bao gồm: thịt đỏ, hải sản, nội tạng (như gan và thận), thực phẩm chế biến từ sữa (như phô mai và kem).

benh gout

4.2. Thực phẩm chế biến sẵn

Người bị bệnh gout không nên ăn các loại thức ăn đóng hộp, các loại thịt đã chế biến sẵn. Bởi trong những loại thực phẩm này thường chứa đường, muối, chất điều vị hay chất bảo quản giúp  tăng cường sự tạo ra axit uric trong cơ thể.

4.3. Nhóm thực phẩm có hàm lượng Natri cao

Hàm lượng natri cao có thể gây ra sự tích tụ axit uric, gây ra cơn đau gout. Nên hạn chế sử dụng muối, các loại thực phẩm có chứa quá nhiều gia vị như mắm, thịt đỏ…

4.4. Các loại đồ uống có cồn

Nếu không muốn bệnh mình càng trở nên nghiêm trọng thì hãy loại bỏ các thức uống có cồn ra menu hàng ngày. Ví dụ như: bia, rượu, nước uống có ga… Thay vào đó hãy uống các loại nước ép hoặc bổ sung nhiều nước lọc để cơ thể có thể dễ chuyển hóa hơn.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ biết được cách xây dựng thực đơn cho người bệnh gout như thế nào. Chúc bạn nhanh chóng phục hồi và có thể tự tin làm những điều mình thích nhé!

Mẹ bầu có dùng được mỹ phẩm thuần chay không ?

Hỗ trợ và dịch vụ

SOCIAL
TIN THỦ THUẬT
TIN HAY
Thông tin liên hệ